Chuyển đến nội dung chính

“Phát triển E-Learning: Nhà trường bắt tay với doanh nghiệp là cơ hội cho cả hai”

Theo PGS-TS Nguyễn Lân Trung, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Ngữ (ĐHQG Hà Nội), việc hợp tác này mang lại lợi ích cho cả hai bên trong việc phát triển e-learning.

Tại nhiều nước phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Singapore,... đào tạo trực tuyến đang được áp dụng khá thành công trong các trường học. Hiện mô hình đào tạo này tại các trường đại học ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào, thưa Phó giáo sư?

Cùng với sự phát triển của Internet, giáo dục trực tuyến (e-learning) đang dần thể hiện sức mạnh của mình bởi giá trị mà nó mang lại cũng như nhu cầu tất yếu của cộng đồng học tập. Phần lớn các truờng đại học nổi tiếng tại các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Ấn Độ, Singapore... đều sử dụng phương pháp đào tạo này. Có thể kể đến những cái tên như Open University (Đại học mở) của Vương quốc Anh (đơn vị tiên phong cho mô hình đào tạo từ xa), ĐH Stanford với mô hình học trực tuyến Coursera ngay từ giai đoạn đầu đã thu hút sinh viên từ 190 quốc gia…

Tại Việt Nam, vài năm trở lại đây, mô hình giáo dục này đang được các doanh nghiệp và cả các trường đại học đầu tư phát triển mạnh mẽ, dần thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng học. Các đơn vị cung cấp e-learning được nhiều người ở Việt Nam biết đến hiện nay: OnEdu của Công ty cổ phần phát triển dịch vụ học tập và giải trí trực tuyến (Net2E), VietnamLearning của GK Corporation, Topica của Viện Đại học Mở Hà Nội, Cleverlearn, BEA... Không chỉ có các công ty tư nhân, nhiều trường đại học tại Việt Nam như ĐH Bách Khoa TPHCM, Đại học Ngoại Ngữ (ĐHQG Hà Nội), Viện đại học Mở... cũng đã triển khai khá thành công mô hình đào tạo e-learning mà ở đó khung chương trình sẽ có các giờ học trực tuyến, người học dù bất kỳ đâu cũng có thể theo dõi bài giảng của giảng viên và trực tiếp thảo luận với tất cả thành viên trong hệ thống giống như họ có mặt trong một phòng học tập trung.

PGS-TS Nguyễn Lân Trung, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQG Hà Nội.
PGS-TS Nguyễn Lân Trung, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQG Hà Nội.

Ưu điểm của e-learning là học tập mọi nơi mọi lúc. Và đó cũng chính là nhược điểm của mô hình này khi giáo viên khó có thể quản lý tiến độ học tập của sinh viên. Nhà trường sẽ khắc phục những nhược điểm này như thế nào, thưa ông?

Trước đây, đào tạo trực tuyến thường chỉ được biết đến theo hình thức học thêm qua các file âm thanh, hình ảnh từ chiếc máy tính. Như vậy có nghĩa là người học sẽ được học theo cảm tính, thích thì học, không thích thì có thể bỏ. Điều này ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng học tập. Để khắc phục, hiện nay nhiều trường đã áp dụng công nghệ trực tuyến 3D để tăng cảm hứng cho người học bằng cách tạo ra một giảng đường ảo giống như ngoài đời thật để sinh viên có thể gặp nhau trao đổi và thảo luận mọi thứ về môn học. Với phương pháp này, các sinh viên có điều kiện vận dụng gần như ngay lập tức những kiến thức của mình và có thể thấy được kết quả rất nhanh sau đó.

Ngoài ra, để tăng tính tương tác giữa người dạy và học, nhiều trường đã kết hợp với các công ty cung cấp giải pháp về công nghệ đào tạo trực tuyến. Đơn cử như chương trình tiếng Anh trực tuyến Language School của Đại học Ngoại Ngữ kết hợp với Công ty cổ phần phát triển dịch vụ học tập và giải trí trực tuyến (Net2E). Tham gia chương trình này, học viên sẽ nhận được sự trợ giúp tối ưu của bộ phận chăm sóc khách khách hàng và các trợ giảng như khuyến khích và nhắc nhở tiến độ học tập, đánh giá năng lực học tập và giải đáp những thắc mắc trong suốt quá trình học tập.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến cũng có những chương trình đào tạo riêng nằm ngoài hệ thống khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ông có cho rằng việc nhà trường bắt tay với các doanh nghiệp sẽ rất dễ gây ra sự chồng chéo về mặt nội dung đào tạo?

Chúng ta không nên hiểu nhà trường và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến là 2 hệ thống đào tạo riêng biệt. Các trường học vẫn đóng vai trò là đơn vị đào tạo chính thống trong việc dạy học và cấp bằng. E-learning chỉ là một trong rất nhiều phương pháp nghiệp vụ sư phạm mới được áp dụng. Các doanh nghiệp đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ và giải pháp e-learning. Theo đó họ sẽ cung cấp các giải pháp công nghệ và các bài học trực tuyến trên mạng (miễn phí hoặc thu phí). Mô hình kết hợp giữa nhà trường và các công ty công nghệ được nhiều trường đại học lớn trên thế giới áp dụng khá thành công. Ví dụ như Đại học Harvard và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) hợp tác xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến với trị giá đầu tư 60 triệu USD có tên edX nhằm cung cấp các khóa học trực tuyến cho sinh viên trên khắp thế giới.

Tại Việt Nam, tôi xin dẫn chứng về mô hình hợp tác giữa Đại học Ngoại Ngữ với Công ty cổ phần phát triển dịch vụ học tập và giải trí trực tuyến (Net2E) được ký từ hồi tháng 6/2013. Theo thỏa thuận hợp tác, Trường ĐH Ngoại ngữ- ĐHQGHN và NET2E sẽ hợp tác để cung cấp các khóa học ngoại ngữ có chất lượng chuyên môn cao kết hợp với việc phát huy lợi ich của hạ tầng công nghệ thông tin nhằm mang lại sự thuận tiện hơn cho người học. Đây là một trong những bước tiến quan trọng của NET2E trong việc chuẩn hóa các dịch vụ đào tạo của mình. Ngoài ra, Trường ĐH Ngoại ngữ- ĐHQGHN sẽ là đơn vị khảo thí và cấp chứng chỉ cho các học viên theo học tại www.OnEdu.vn. Đó chính là mối quan hệ 2 chiều, mang lại lợi ích và cơ hội phát triển cho cả 2 bên chứ không có sự chồng chéo hay phức tạp nào về mặt nội dung gây ảnh hưởng tới chất lượng học tập của sinh viên. Tuy nhiên, tôi cũng xin nhấn mạnh, để có được điều này thì nhà trường cần phải lựa chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, có giải pháp công nghệ tốt.

PGS-TS Nguyễn Lân Trung, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQG Hà Nội.

Đến nay, hiệu quả từ việc hợp tác giữa nhà trường với công ty cung cấp dịch vụ đã mang lại hiệu ứng như thế nào đối với phong trào giảng dạy và học tập trực tuyến của giáo viên và sinh viên, thưa ông?

Trong thời gian đầu, Net2E đã tổ chức thành công các sự kiện dành cho sinh viên thuộc khối ĐHQG Hà Nội nói chung và sinh viên của Đại học Ngoại ngữ nói riêng. Qua đó, giáo viên và sinh viên sẽ đuợc tiếp cận và hiểu hơn về nhiều hình thức đào tạo e-learning. Đã có rất nhiều sinh viên đăng ký theo học các lớp học trực tuyến một cách tự nguyện – điều mà trước đó họ khá e dè vì lo ngại chất lượng không đảm bảo. Bên cạnh đó, Net2E cũng đã cung cấp nhiều khóa học cho các lớp bồi dưỡng giáo viên thuộc chỉ tiêu của ĐHNN-ĐHQGHN theo đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc hợp tác và đẩy mạnh mô hình đào tạo e-learning, trong thời gian tới Đại học Ngoại ngữ sẽ cung cấp giáo viên trợ giảng chất lượng cao cho các khóa học trực tuyến của Net2E. Ngoài ra, hai bên sẽ hợp tác xây dựng nội dung học mới dựa trên thế mạnh của từng đơn vị để đáp ứng nhu cầu của người học, cụ thể là khóa học đào tạo và nâng cao năng lực học ngoại ngữ cho người học theo Khung tham chiếu châu Âu (CEFR).

Xin cảm ơn ông!

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mua đồ lót Triumph Made In Việt Nam tại Bắc Ninh có tốt không

Mẹ cũng nói nếu mình muốn mua đồ lót Triumph chất lượng nên mua Triumph có chữ Made in Việt Nam thì hàng sẽ chất lượng ổn nhất.  Mấy bữa nay thấy các chị bàn nhiều về đồ lót, đặc biệt thấy các chị chia sẻ khá nhiều về  đồ lót Triumph  mà em cũng có một vài quan hoài về vấn đề này.Thực sự ngay từ thời còn là sinh viên, mỗi lần đi mua áo ngực mẹ em hay đưa em vào hàng Triumph. Em thì con gái song lúc ấy hay tiếc của nên thường bảo mẹ không cấp thiết phải tốn kém như vậy, em mua mấy hàng ngoài chợ như các bạn là mặc được rồi.Mẹ em những lúc ấy toàn bảo em không quan tâm tới sức khỏe bản thân. Mẹ còn nói, em mặc gì bên ngoài cũng được song phải để ý tới đồ lót. Vì nếu chọn được đồ lót đúng size và chất liệu tốt, em sẽ cảm thấy thoải mái. Và quả thật khi mặc áo ngực Triumph, em cũng thấy thoải mái và chất lượng cũng ổn lắm.   Đồ lót triumph Made in Việt Nam Về form áo em chọn tùy thuộc vào form ngực của em. Em hay chọn  áo ngực Triumph  loại mút mỏng mà vẫn rất nâng ngực. Mà em chỉ mua loại

Phi Thanh Vân vững ngôi 'thảm họa thời trang'

>> Đàm Vĩnh Hưng với gu thời trang biến hóa >> Mỹ nhân Việt mất điểm vì váy áo rườm rà >> MC Việt Nga mặc táo bạo nhất 2013 Sau khi làm da trắng bóc và chọn màu tóc vàng hoe cùng tạo hình như búp bê, Phi Thanh Vân thường xuất hiện nhí nhảnh, "cưa sừng" với trang phục lòe loẹt, diêm dúa. Cô nàng cũng áp dụng phong cách này trong một sự kiện tại TP HCM và để lộ vùng da dưới nách nhiều nếp nhăn do diện váy cắt khoét sexy. Chất liệu lụa bóng mỏng manh phô diễn vòng 2 tròn trịa, và chi tiết đính hạt màu mè trên thân váy cũng không đem lại sự sang trọng. Thường được gọi bằng nickname "Vân Dzẹo", nữ diễn viên luôn có kiểu tạo dáng trước ống kính chẳng giống ai. Thiết kế đầm cúp ngực hở hang, xẻ cao táo bạo không thể hiện được sự kết nối giữa hai loại chất liệu cũng như màu sắc. P

Câu chuyện xúc động về ông lão cụt chân nhặt rác khiến dân mạng nghẹn ngào

Mấy ngày hôm nay, một clip của Thái Lan đang được cư dân mạng lan truyền và đón nhận với sự xúc động mạnh. Clip có nội dung kể về cuộc đời của một ông lão nghèo khổ, cụt một bên chân và phải sống cô đơn trong ngôi nhà lụp xụp với đủ thứ giấy báo, phế liệu mà ông nhặt nhạnh được từ việc thu rác mỗi ngày. Ông lão có một cái xe đẩy cũ, một cái đài cassette không còn mới nhưng nó những người bạn đồng hành thân thiết hàng ngày với ông. Tuy vất vả như vậy nhưng ông vẫn luôn dành tấm lòng hảo tâm, chia sẻ tình yêu thương với mọi người mặc dù bản thân là một người nghèo khó! Thế rồi, vào một ngày nọ biến cố đã xảy ra với ông, đẩy ông từ một người lương thiện thành "lão già tù tội", mất nhân cách...  Clip Lão ông cụt chân nhặt rác gây xúc động cư dân mạng! Ông già nghèo khổ sống đơn độc một mình trong căn nhà ngập tràn giấy báo, phế liệu Với vài đồng bạc Thái ít ỏi, tích lũy từ việc nhặt rác hàng ngày Số tiền này ông dành dụm để thêm tiền thuốc thang định kỳ cho đôi chân